• Social

    social càng ngày càng phát triển,để tìm hiểu sâu hơn hãy follow tienanhplus.blogspot.com nhé !

  • Facebook marketing

    thời đại của facebook đang trên đà bùng nổ,hãy tận hưởng trước khi người dùng từ bỏ

  • youtube

    Con đẻ của google thì nó sẽ là kênh truyền thông hữu ích nhất

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Mục Đích và Mục Tiêu trong SEO

Rate this posting:
{[['']]}
Chào mọi người, nay em viết về chủ đề: “ Mục Đích và Mục Tiêu trong SEO ” nghe thì có vẻ nhàm chán chẳng có tí kỹ thuật hay tip, trick nào đáng mong đợi cả. Nhưng đừng bỏ qua vội, nếu đọc bài này em đảm bảo trình độ SEO của mọi người sẽ nhân đôi lên là tối thiểu.

Trong cuộc sống đời thường mẹ em từ bé luôn đặt cho em một câu hỏi : “Mục đích con làm việc này là gì”. Khi đó em ngây ngô đơn giản “ Dạ, vì con thấy anh B làm như vậy nên con làm theo anh ấy ạ! ”

Và..!

Mẹ em hỏi rằng : “ Con nghĩ vậy là đúng ? ”.

“Vâng, con nghĩ vậy ạ”

Vậy đấy em hồi bé cũng rất đơn giản, thấy người lớn hơn làm và luôn nghĩ vậy là đúng mà chẳng bao giờ tự đặt ra câu hỏi tại sao, vì sao, mục đích gì...rồi từng ngày qua cứ thế người ta gọi em là kẻ bắt chước ( có vẻ giống như con khỉ đúng không mọi người ).


Mục Đích Là Gì Trong SEO


À đấy quay lại về SEO và mục đích trong SEO, sau này khi lớn dần lên em bắt đầu nhận thức và bắt đầu tự đặt cho mình câu hỏi, thế định nghĩa mục đích là gì.

“Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng.

Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi "nhằm vào việc gì?", hoặc "để phục vụ cho điều gì?" và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu.”

Đây là định nghĩa em kiếm được trên mạng, nôm na thì Mục Đích ( Goals ) chính là hướng đến thứ em muốn đạt được.

Ví dụ: đá bóng, mục đích em muốn là đá thắng đội bạn hôm nay thế thôi.

Nhưng nó liên quan gì đến SEO, hẳn mọi người sẽ thầm hỏi em vậy đúng không, chúng ta cùng soi lại công việc SEO của mình nhé xem mình làm việc đã có mục đích gì chưa.

Nghiên cứu từ khoá: mọi người có bao giờ tự hỏi mục đích của thuật ngữ này chưa, nên gọi là nghiên cứu hay là phân tích. Cái nào mới là đúng đây??

Phân tích đối thủ: nhiều người học SEO trả lời, họ chẳng bao giờ cần phải nghiên cứu đối thủ. Lại là nghiên cứu với phân tích liệu 2 thuật ngữ này nó có giống nhau trong mục đích. Và mục đích của việc phân tích đối thủ là để phục vụ việc gì?.

Chà câu hỏi này khó nhỉ, trước giờ thấy các chuyên gia chia sẻ trên diễn đàn, trên cộng đồng SEO là phải làm thế này, thế kia, mới top được chứ có bao giờ nói mục đích bao giờ đâu.

Mục Tiêu Là Gì Trong SEO


Mục tiêu ôi cái này nghe không khác gì mục đích mà sao lại đưa vào đây cơ chứ, ban đầu em cũng nghĩ vậy em cũng nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này, nhưng không xem lại em thấy mình đã sai, sai nghiêm trọng ảnh hưởng đến tư duy.

“Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được.

Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi làm cái gì? ”

Định nghĩa trên có vẻ rất là dễ hiểu đối với mọi người đúng không ạ, nó chính là Objectives

Ví dụ: để đá thắng trận bóng kia, em và đồng đội phải ghi được tối thiểu 1 bàn hơn đối thủ. Vậy mục tiêu chính là ghi tối thiểu 1 bàn thắng.

Với SEO thì thường em thấy các doanh nghiệp hay các anh em SEO đặt cho mình một mục tiêu là đạt được bao nhiêu từ lên top, bao nhiêu traffic, mục tiêu có vẻ rất rõ ràng. Nhưng, để làm SEO để xây được một kế hoạch SEO. Mọi người có bao giờ đặt cho mình một vài câu hỏi như:

  • Bao nhiêu bài viết thì đủ ?
  • Bao nhiêu backlink thì đủ ?
  • Bao nhiêu từ khoá phải SEO top để đạt được KPI traffic sếp giao ?
Có vẻ khó đây, tôi đã bao giờ tính cái này đâu nghe chuyên gia bảo PBN cứ xây lên là sẽ lên top, thầy giáo ở trung tâm bảo cứ đi link dofollow là sẽ lên top thôi mà cần gì phải tính toán mệt đầu nhỉ.

Mục Đích Khác Mục Tiêu Gì ?


Nhìn sơ qua, thì mục đích và mục tiêu có vẻ giống nhau, nhưng nếu mọi người trả lời những câu hỏi ở trên của em thì mọi người sẽ thấy chúng rất khác nhau. Em lưu ý nếu không phân biệt rạch ròi hai thứ này, em khẳng định mọi người sẽ không thể xây nổi kế hoạch SEO và cũng chả hiểu mình vì sao lên top.

1 - Mục tiêu được tạo ra vì mục đích

Khi sếp giao cho em phải tăng trưởng số khách hàng so với năm trước thì mục đích là em phải tìm thật nhiều từ khoá. Từ mục đích đó em sử dụng công cụ gợi ý từ khoá, có kèm các số liệu để tính toán và đưa ra những từ khoá mục tiêu nhằm đạt được mục đích tăng trưởng của sếp.

Nghiên Cứu Từ Khoá Với Công Cụ Rank Tracker của SEO Powersuite

Vậy đấy, số từ khoá mục tiêu em tìm ra ( nghiên cứu ra ) để đạt cái mục đích sếp đang muốn hướng tới cho năm 2019 kia chẳng hạn.

Những từ khoá mục tiêu được tìm ra để đặt mục tiêu đích tăng trưởng

Tính toán tăng trưởng dựa trên Expected visits, chính là số visit dự kiến mà những từ khoá mục tiêu trong nhóm này có thể mang lại, vậy nên để đạt mục đích tăng trưởng thì mọi người cứ tăng dần từ khoá mục tiêu hoặc nhóm từ khoá mục tiêu đến khi đạt thì thôi.

=> Phần này trả lời cho câu hỏi, phân tích hay là nghiên cứu, bởi mục đích là gì thì em sẽ ứng dụng nó, trong trường hợp này từ mục đích sinh ra kết quả là sử dụng nghiên cứu từ khoá.

2 - Mục tiêu là thứ cụ thể, mục đích là thứ trìu tượng

Sếp nói anh không hiểu tại sao em lại nói 9 tháng là anh có thể thấy kết quả, em lấy cơ sở nào để nói thế. Nhiều ngưới có thể phản ứng một cách dữ dội rằng : “ Anh không tin năng lực của em ạ ”.

Nhưng không sếp chỉ muốn một điều gì đó chắc chắn & đảm bảo số tiền đầu tư cho phòng SEO không bị đổ sông đổ bể,... thế thôi.

Vì mục đích trả lời câu hỏi của sếp bao lâu thì hoàn thành, thật là trìu tượng cho mọi người phải không. Chính vì mục đích phải lý giải đó SEO Manager họ phải phân tích đối thủ để tìm ra mục tiêu rõ ràng phải hành động như:

  • Số backlink
  • Số bài viết
  • Số traffic
Với cách tính toán rõ ràng, từ đó mọi người sẽ biết được trong vòng 9 tháng phải bao nhiêu người mới có thể hoàn thành được số backlink và bài viết, rồi bao nhiêu tiền để chạy ads kéo traffic mạnh hơn đối thủ.

=> tất nhiên việc tính toán kia còn dựa trên tiêu chuẩn chất lượng của backlink và số người tương tác trên bài viết, và nhiều vấn đề khác nữa,...Rõ ràng mục đích là giải thích vấn đề sếp đặt ra, mục tiêu là làm bằng đấy việc với con số cụ thể thì mới xong.

3 - Mục tiêu là thứ nhìn thấy, mục đích là thứ muốn thấy

Có lẽ đến đây mọi người đều hiểu mục tiêu là tấm biển chỉ đường tới mục đích nên chúng ta phải biết được mục tiêu & hành động nào cần thiết trên con đường đi tới cuối con đường đó.

Như kế hoạch SEO cũng vậy, vẽ được ra kế hoạch SEO thì phải rõ ràng thứ mình muốn thấy khi hoàn thành dự án SEO là gì. Trên con đường đó, những chuỗi hành động nào mọi người cần trải qua để đạt được mục đích hãy quy trình lại nó => http://bit.ly/quy-trinh-seo

Hơn nữa, khi hoàn thành mục tiêu, nếu mọi người đo lường và thường xuyên thực hiện hành động kiểm toán ( SEO Audit ) thì mọi người sẽ chắc chắn mình đi đúng con đường đã vạch sẵn trên kế hoạch hơn, tránh tình trạng vẽ kế hoạch một đằng đến khi thực hiện một nẻo hoặc xây kế hoạch để cho sếp xem cho vui.

4 - Mục tiêu có nhiều, nhưng mục đích chỉ có một

Trong quá trình xây kế hoạch SEO chúng ta luôn phải đưa ra rất nhiều mục tiêu hành động cần đạt được bởi khi phân tích đối thủ, ta thấy đối thủ là một con voi, muốn biết con voi như nào không thể chỉ sờ vòi, sờ đuôi, sờ chân...như các ông thầy bói mù phán được.

Vì thế sau khi phân tích đối thủ chúng ta đưa ra một danh sách tổng hợp các vấn đề cần khám xét và những số liệu sau khi áp dụng danh sách khám xét đó chính là mục tiêu tối thiểu cần đạt được của chúng ta.

Cuối cùng sau tất cả, mọi chuyện chúng ta chỉ nhằm thoả mãn mục đích của sếp thôi mà, doanh nghiệp tăng trưởng.

5 - Dẫu từ bỏ mục tiêu, cũng không được từ bỏ mục đích

Thật vậy, trong quá trình thực thi kế hoạch SEO, chúng ta nhận ra rằng nhân viên viết bài nó tự nhiên bỏ việc vì thằng người yêu rủ đi du học. Chúng ta cay đắng nhận ra rằng nhân viên content còn lại không thể đạt được mục tiêu mà ta đã đề ra trong kế hoạch

Ví dụ kế hoạch hành động SEO cho đội ngũ rõ ràng các mục tiêu cần đạt

Mục đích vẫn là phải thoả mãn yêu cầu tăng trưởng mà sếp giao xuống, không thoả mãn sếp đuổi việc thì ai nuôi vợ con ta đây thật là nan giải phải không mọi người.

Nhưng là một SEO Manager có kinh nghiệm, ta đã có kế hoạch dự phòng bài viết ít không đủ thì ta tăng chất lượng lên. Với ngân sách tính toán cho cả dự phòng ta đổ tiền vào kéo thật mạnh traffic và mua hẳn những backlink chất lượng về, vượt ngoài mục tiêu ban đầu để giúp cân bằng cán cân so với đối thủ.

Đôi Dòng Đúc Kết


Thường là mọi người hay không xác định rõ đâu là mục đích đâu là mục tiêu, vậy nên hành động nhiều khi chỉ là chú khỉ bắt chước. Kết cục, là sau khi hoàn thành xong một số việc chúng ta cho rằng mình đã làm tốt nhưng kết quả không được như mong đợi chúng ta thường có xu hướng chán nản, cáu gắt, đổ lỗi.

Bài viết này, mục đích em muốn mọi người khi gặp vấn đề trong SEO hãy bình tĩnh xác định mục đích và xây dựng kế hoạch SEO với các mục tiêu một cách rõ ràng. Lúc đó thành công sẽ đến với mọi người thôi.

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

16 kỹ thuật SEO Onpage của Brian Dean trên backlinko

Rate this posting:
{[['']]}
Mặc dù đang đi chữa bệnh ở xa, nhưng nhận được request của bạn nữ khi không tìm được phiên bản dịch SEO Onpage của tác giả Brian Dean trên backlinko, nên em có inbox anh Dean xin phép dịch lại bài viết này. Trong bài này em cũng có một vài bổ sung nho nhỏ cuối bài để anh em tham khảo ạ.

1. Sử dụng URL thân thiện với SEO
Google đã tuyên bố rằng 3-5 từ đầu tiên trong một URL được cho có nhiều giá trị hơn. Và qua nghiên cứu các yếu tố xếp hạng phát hiện ra rằng các URL ngắn có thể có lợi thế trong kết quả tìm kiếm.

Vì vậy, tôi khuyên bạn nên tạo URL ngắn.

Và luôn bao gồm từ khóa mục tiêu trong URL của bạn.

Nói cách khác:
Tránh các URL xấu: backlinko.com/p=123
Hoặc các URL dài: backlinko.com/8/6/16/cat=SEO/on-page-seo-is-so-amazing-omg-its-the-best

2. Bắt đầu tiêu đề với từ khóa
Thẻ tiêu đề của bạn là yếu tố SEO quan trọng nhất trên trang. Nói chung, từ khóa càng gần với phần đầu của thẻ tiêu đề, giá trị càng cao với công cụ tìm kiếm.

Dưới đây là một ví dụ về từ khoá mục tiêu nằm trong tiêu đề.
từ khóa trong thẻ tiêu đề
Từ khoá mục tiêu nằm đầu thẻ tiêu đề. ( ảnh : Brian Dean )
"Không phải lúc nào cũng có thể bắt đầu thẻ tiêu đề với từ khóa mục tiêu. Nhưng nếu có thể, hãy thử đặt nó vào đầu tiêu đề của bạn".

3. Sử dụng kĩ thuật giật tít vào tiêu đề của bạn
Sử dụng các câu chữ gây thu hút người dùng truy cập như “2018”, “tốt nhất”, “hướng dẫn”, “danh sách kiểm tra” và “đánh giá” có thể giúp xếp hạng các phiên bản từ khoá dài của từ khóa mục tiêu của bạn.

4. Tiêu đề bài đăng trên blog của bạn trong thẻ H1
Thẻ H1 là “thẻ tiêu đề” của bạn. Hầu hết các CMS (như WordPress ) sẽ tự động thêm thẻ H1 vào tiêu đề bài đăng trên blog của bạn.

Thẻ H1
Thẻ H1 đôi khi được sử dụng để tăng kích thước văn bản. ( ảnh : Brian Dean )
"Tôi đã từng giả định rằng WordPress đã nối các tiêu đề bài đăng của tôi với các thẻ H1 ... cho đến khi tôi thực sự xem xét code trang web của mình.

Sau đó, tôi nhận ra rằng các chủ đề WordPress đôi khi sử dụng thẻ H1 để tăng kích thước văn bản."

Bạn nên kiểm tra code của trang web để đảm bảo bạn chỉ có một thẻ H1 trên mỗi trang. Và thẻ H1 đó nên chứa từ khóa mục tiêu của bạn.

5. Thu hút người dùng với đa phương tiện
Văn bản giúp cho google nhận biết nội dung, nhưng để người dùng quan tâm thì việc thu hút bằng hình ảnh, video có thể giảm tỷ lệ thoáttăng time on page : hai yếu tố xếp hạng tương tác người dùng quan trọng.

"Bạn có thể nhận thấy rằng tôi sử dụng rất nhiều hình ảnh, sơ đồ và ảnh chụp màn hình tại Backlinko."
sử dụng hình ảnh trong nội dung trực tuyến
Sử dụng ảnh chụp màn hình tăng tính chân thực khi thu hút người dùng. ( ảnh : Brian Dean )
Đó là bởi vì tôi tin chắc rằng nó làm cho nội dung của tôi trở nên tốt hơn.

Nhưng nó có một lợi ích SEO tốt đẹp để khởi động: media giúp bạn tăng cường những tín hiệu tương tác người dùng mà Google đã chú ý nhiều hơn đến.

Và nó làm tăng giá trị cảm nhận của nội dung của bạn - điều đó có nghĩa là mọi người có nhiều khả năng liên kết với nó hơn."

6. Đặt tiêu đề phụ trong thẻ H2
Bao gồm từ khóa mục tiêu của bạn trong ít nhất một lần trong các tiêu đề phụ và đưa nó vào trong thẻ H2.

"Điều này chắc chắn sẽ không ảnh hưởng quá nhiều hay làm hỏng nỗ lực SEO trên trang của bạn. Nhưng các thử nghiệm của tôi đã cho thấy rằng việc đưa từ khóa mục tiêu của bạn trong thẻ H2 có thể tạo ra các thay đổi tích cực.

Dưới đây là một ví dụ về cách sử dụng từ khoá trong thẻ H2 (từ khoá mục tiêu = "SEO strategy").
ví dụ về thẻ h2
Từ khoá mục tiêu nằm trong thẻ H2 ( ảnh : Brian Dean )
7. Đặt từ khóa trong 100 từ đầu tiên
Từ khóa mục tiêu nên xuất hiện trong 100-150 từ đầu tiên trong bài viết của bạn.
ví dụ về việc sử dụng từ khóa trong 100 từ đầu tiên
Từ khoá nằm trong 100 từ đầu tiên của Sapo. ( ảnh : Brian Dean )
Đây là điều mà bạn có thể làm một cách tự nhiên khi giới thiệu sơ lược về chủ đề bạn muốn viết.

Nhưng rất nhiều người bắt đầu bài viết của họ với một phần giới thiệu dài,… và sử dụng từ khóa của họ lần đầu tiên ở đoạn văn sau đó.

Thay vì để từ khoá vào đoạn văn sau, bạn hãy thả từ khóa của mình ở đâu đó trong 100 từ đầu tiên. Điều này một phần sẽ giúp Google hiểu nội dung trang của bạn đang đề cập tới vấn đề gì.

8. Sử dụng thiết kế Responsive
Google bắt đầu xử phạt các trang web không thân thiện với thiết bị di động trong năm 2015. Và chúng có thể ảnh hưởng nhiều hơn trong tương lai. Nếu bạn muốn làm cho trang web của mình thân thiện với thiết bị di động, tôi khuyên bạn nên sử dụng thiết kế Responsive.

Tôi sẽ ngạc nhiên nếu trang web của bạn không thân thiện với thiết bị di động. Trong nhiều thống kê về lưu lượng truy cập, thì tôi nhận thấy tỉ lệ truy cập từ mobile chiếm tới 70-80%. Vì thế nếu bạn sử dụng một thiết kế Responsive nó có thể giúp thứ hạng của bạn tăng lên. Theo tôi, đó là lý tưởng cho trải nghiệm người dùng. Ngoài ra bạn có thể thấy, Google thích nó hơn trong bài này.

9. Sử dụng Outbound Links

Các outbound link từ trang của bạn tới các trang liên quan giúp Google tìm ra chủ đề của trang của bạn. Nó cũng cho thấy Google rằng trang của bạn là một trung tâm thông tin chất lượng được tham khảo nội dung kỹ lưỡng từ những nguồn tin uy tín.

Không sử dụng outbound link có thể là sai lầm phổ biến trong SEO Onpage mà tôi thấy mọi người thường hay mắc phải. Tôi cố gắng sử dụng 2-4x outbound link mỗi 1000 từ. Đó là nguyên tắc chung cho hầu hết các trang web.

Hãy nhớ rằng các trang web mà bạn liên kết tới sẽ phản ánh về bạn. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng  bạn liên kết tới các trang web có uy tín bất cứ khi nào có thể.

10. Sử dụng liên kết nội bộ

Nếu bạn muốn xem ví dụ tuyệt vời về cách liên kết nội bộ trên trang web của bạn, hãy xem cách mà Wikipedia đã làm.

Họ thêm các liên kết nội bộ vào từ khóa ở mỗi mục:

liên kết nội bộ wikipedia
ví dụ về liên kết nội bộ trên wikipedia. ( ảnh : Brian Dean )
Rõ ràng, họ có thể sử dụng với hơn 50 liên kết nội bộ trên mỗi trang vì chúng là Wikipedia. Tôi khuyên bạn nên sử dụng cách tiếp cận đơn giản (và an toàn hơn): liên kết tới 2-5 bài đăng cũ hơn bất cứ khi nào bạn xuất bản bài đăng mới.

11. Tăng tốc độ trang web
Google đã tuyên bố trên blog của họ rằng tốc độ tải trang là một tín hiệu xếp hạng SEO (và gần đây họ đã làm PageSpeed thậm chí quan trọng hơn ). Bạn có thể tăng tốc độ trang web của mình bằng cách sử dụng CDN , nén hình ảnh và chuyển sang hosting nhanh hơn.

Đảm bảo rằng trang web của bạn không mất nhiều hơn 4 giây để tải: MunchWeb nhận thấy rằng 75% người dùng sẽ không truy cập lại trang web mất nhiều hơn 4 giây để tải trang.

Bạn có thể dễ dàng kiểm tra tốc độ tải trang web của bạn bằng cách sử dụng GTMetrix.com.
báo cáo tốc độ tải trang
Kiểm tra tốc độ load trang của bạn với GTMetrix. ( ảnh : Brian Dean )
CDN và plugin lưu cache rất hay, nhưng đầu tư vào hosting cao cấp là điều số 1 bạn có thể làm để làm cho trang web của bạn nhanh hơn.

Bạn chi 5$ / tháng cho một hosting của bạn, rất rẻ nhưng đồng nghĩa với việc nó có thể gây chậm.

Tôi đã giảm thời gian tải xuống từ 6 giây xuống còn chưa đến 2 giây bằng cách chuyển từ gói host 5$ thành VPS hàng đầu.

12. Rải từ khóa LSI
Từ khóa LSI là từ khoá đồng nghĩa mà Google sử dụng để xác định mức độ liên quan của trang (và có thể là chất lượng). Rải rác chúng vào mỗi bài đăng.

Tôi không đi về các từ khóa LSI vì tôi thường viết nội dung dài thực sự. Với công nghệ machine learning thì khi bạn viết nội dung dài vô tình với các từ ngữ xuất hiện rải rác không liền kề một cách tự nhiên Google vẫn có thể nhận diện được nó như một từ khoá LSI.

Nhưng nếu bạn muốn đảm bảo 100% rằng bạn đang sử dụng từ khóa LSI, hãy tìm kiếm từ khóa của bạn trong Google và cuộn xuống phần “Tìm kiếm liên quan đến…” ở cuối trang:
tìm kiếm liên quan đến từ khóa lsi
Từ khoá LSI bạn có thể tìm thấy khi nghiên cứu từ khoá ( ảnh : Brian Dean )
Đưa một hoặc nhiều từ khoá trong số này vào bài viết của bạn một cách khéo léo nhất có thể.

13. Tối ưu hóa hình ảnh
Đảm bảo ít nhất tên file hình ảnh bao gồm từ khóa mục tiêu của bạn (ví dụ: on_page_SEO.png) và từ khóa mục tiêu của bạn là một phần của Alt ảnh và Caption ảnh.

tối ưu hóa hình ảnh
Tối ưu hình ảnh của bạn. ( ảnh : Brian Dean )
Một lý do khác để tối ưu hóa hình ảnh của bạn cho SEO: nó cung cấp cho công cụ tìm kiếm một đầu mối về vấn đề được chú trọng xoay quanh nội dung của bạn. Mà có thể giúp hình ảnh đó xếp hạng trong tìm kiếm ảnh trên Google.

Khi Google xem hình ảnh có Alt text là "blue widgets" và "green widgets", nó sẽ cho họ biết: "trang này là về widgets ".

14. Sử dụng nút social share
Tín hiệu xã hội có thể không đóng vai trò trực tiếp trong việc xếp hạng trang web của bạn. Nhưng việc quảng bá bằng social share giúp dẫn dắt nhiều người đọc hơn cho nội dung của bạn.

Và càng có nhiều người biết đến, bạn càng có nhiều khả năng bạn nhận được các liên kết tự nhiên. Vì vậy, đừng ngại khi đặt các nút chia sẻ xã hội nổi bật trên trang web của bạn.

Trong thực tế, một nghiên cứu của BrightEdge phát hiện ra rằng các nút chia sẻ xã hội nổi bật có thể làm tăng chia sẻ xã hội lên 700%.

Tín hiệu xã hội không phải là một phần quan trọng trong thuật toán của Google. Nhưng share link lên trên các trang web như Facebook, Twitter và Google+ có thể giúp người dùng truy cập vào website của bạn, cảm nhận và tương tác với nội dung của bạn, gián tiếp giúp hệ thống lựa chọn website của bạn.

15. Đăng nội dung dài
"Độ dài là sức mạnh" câu này được khẳng định khi Brian Dean trên backlinko nghiên cứu cho thấy rằng nội dung dài hơn có xu hướng xếp hạng cao hơn đáng kể trên trang đầu tiên của Google.

02_Content Total Word Count_line
Thống kê về độ dài nội dung ảnh hưởng đến xếp hạng. ( ảnh : Brian Dean )
Nhắm đến ít nhất 1900 từ cho mỗi phần nội dung mà bạn xuất bản.

Tôi luôn đảm bảo tất cả các bài viết của tôi có từ 1000+, có nội dung hữu ích, bố cục rõ ràng. Và một số bài viết gần đây của tôi thường hơn 5000 từ. Tất nhiên nội dung dài làm tôi mất không ít thời gian để thu thập thông tin, kiến thực và xây dựng 1 bố cục bài theo một dòng chảy nhất định.

Nội dung dài hơn giúp bạn xếp hạng tốt hơn cho từ khóa mục tiêu của bạn và mang lại nhiều hơn các lưu lượng truy cập từ các từ khoá dài.

16. Tăng thời gian sống ( Dwell Time )
Nếu ai đó truy cập vào nút quay lại trên trình duyệt của họ ngay sau khi truy cập thành công một trang, nó sẽ cho Google biết: "đây là trang chất lượng thấp".

Đó là lý do tại sao Google sử dụng "thời gian sống" để xác định chất lượng nội dung của bạn. Tăng thời gian sống trung bình của bạn bằng cách viết nội dung dài, hấp dẫn giúp mọi người đọc.

Dưới đây là một vài yếu tố khác:

Nội dung chất lượng: Tôi biết rằng bạn bị bệnh và mệt mỏi khi nghe về “nội dung chất lượng”.

Mặc dù các công cụ tìm kiếm không có cách trực tiếp để xác định chất lượng, nhưng chúng có rất nhiều phương pháp gián tiếp , chẳng hạn như:
  • Return visitor
  • Bookmark trên Chrome
  • Time On site
  • Dwell Time
  • Lên Google tìm kiếm thương hiệu của bạn
Nói cách khác, nội dung tuyệt vời chắc chắn sẽ không ảnh hưởng tiêu cực với bạn. Vì vậy, không có lý do gì để không xuất bản nội dung tuyệt vời hơn.

Khuyến khích người đọc comment: Tôi đã từ lâu nghi ngờ rằng các trang web có nhiều nhận xét blog chất lượng cao nhận được lợi thế nhỏ trong kết quả tìm kiếm của Google.

Đó là lý do tại sao tôi không ngạc nhiên khi Google nói rằng có một cộng đồng tích cực trên trang web của bạn có thể giúp “rất nhiều” với thứ hạng:
tweet của nhân viên google
Google trả lời về comment có ảnh hưởng đến ranking. ( ảnh : Brian Dean )
Tối đa hóa organic CTR:  Không có nghi ngờ gì trong đầu rằng Google sử dụng tỷ lệ nhấp không phải trả tiền làm tín hiệu xếp hạng.

Và ngay cả khi họ không làm như vậy, bạn vẫn nên tối ưu hóa CTR trên Google để tăng lượng khách truy cập vào trang web của bạn.

(Nhiều Click hơn = nhiều traffic hơn)

Mục đích của người dùng: Đây là một ý tưởng lớn.

Google RankBrain đo lường cách người tìm kiếm tương tác với nội dung của bạn.

Mục tiêu cuối cùng của RankBrain là xác định xem người dùng có hài lòng với nội dung của bạn hay không.

Nói cách khác, nội dung của bạn có phù hợp với mục đích của người dùng không? Nếu không, sẽ rất khó để được lựa chọn (ngay cả khi trang của bạn được tối ưu hóa từ khóa).

Nhưng nếu bạn tạo một trang làm cho người dùng hài lòng, Google sẽ đưa bạn đến đầu SERPs.

Ví dụ: giả sử bạn muốn xếp hạng cho từ khóa: "Paleo diet breakfast". Thực hiện tìm kiếm Google cho cụm từ đó và tìm hiểu 5 kết quả hàng đầu:
Ví dụ về SERP
Kết quả trả về cho từ khóa: "Paleo diet breakfast" ( ảnh : Brian Dean )
Bạn để ý những gì?

Tất cả các kết quả là danh sách các công thức nấu ăn , như thế này:
nội dung của người dùng
Người dùng chỉ muốn có một danh sách các công thức nấu ăn lớn. ( ảnh : Brian Dean )
Nói cách khác, những người tìm kiếm từ khóa đó không muốn tìm hiểu tại sao bữa sáng lại quan trọng (hoặc không quan trọng) trong chế độ ăn uống Paleo.

Họ không muốn biết "5 yếu tố của một bữa ăn sáng Paleo". Họ chỉ muốn có một danh sách các công thức nấu ăn lớn.

Vì vậy, tốt hơn bạn có thể đáp ứng ý định của người dùng, nói chung, tốt hơn bạn sẽ xếp hạng.

Trên đây là bài dịch lại những gì Brian Dean viết trên backlinko, nhìn chung tôi hoàn toàn đồng ý với Brian Dean về những gì anh ấy viết, tuy nhiên tôi nghĩ mình sẽ bổ sung thêm về những gì Machine learning đang tìm kiếm.

Cách xử lý truy vấn của người dùng và trả lại kết quả hữu ích của Machine Learing.

" Người dùng thực hiện câu hỏi trên Google. Thuật toán học máy ( ở trong hình được gọi là Agent) cải tiến câu hỏi đó thành nhiều câu hỏi rồi gửi chúng tới thuật toán xếp hạng. Thuật toán xếp hạng trả về bộ kết quả và Agent chọn câu trả lời tốt nhất. "

Và từ cách xử lý ở trên sau khi thuật toán xếp hạng có các kết quả của mình hệ thống Agent còn " lựa chọn " dựa trên các thống kê các số liệu phản hồi người dùng, phản ánh sự cảm nhận hay quan tâm của họ về nội dung các trang được hệ thống xếp hạng lựa chọn.

  • Số comment
  • Số like
  • Số click link nội bộ ( thông qua 
  • Số return visitor ( search brand, direct từ bookmark trình duyệt )
  • Số copy content 
  • Số rating.
  • Tỉ lệ cuộn chuột đọc hết ( 75% đến 100% nội dung ).
  • Số share ( người dùng thấy hay, share luôn full URL lên social, hay vào các topic diễn đàn,...)
Những số liệu trên nếu cấu hình Google Tag Manager hoàn toàn có thể đo đếm được, và để lý giải được google có theo dõi được không thì chỉ cần nghĩ đơn giản khi anh em cài Google analytics vào website, nó là một công cụ của Google theo dõi hành vi của người dùng trên trang web của bạn.

Nói chung mặc dù dịch lại, nhưng đến đây là khá dài rồi, cũng phải mất một chút chất xám để trình bày lại cho đúng chuyên môn. Nên em xin phép đi ngủ phát, anh em nếu có phản hồi hoặc gợi ý bài nào muốn dịch chuyên môn thì cứ comment xuống dưới nhé, em cám ơn.

Biên tập & Bổ sung nội dung : Tiến Anh Plus 

Thứ Năm, 4 tháng 1, 2018

Private Blog Network - Hướng dẫn xây dựng PBN mới nhất 2018

Rate this posting:
{[['']]}
Chào mọi người, hôm nay nhân cái ngày mà hơn chục người hỏi em PBN là gì mà sao bọn nó nói nhiều thế, nên em cũng tiện thể đang xây PBN cho nhóm VIP của em. Nhân quả này em viết luôn một bài nghiên cứu chuyên sâu để anh em tham khảo ạ.

PBN là gì ?

PBN là viết tắt của thuật ngữ Private Blog Networks , được hiểu là một mạng lưới bao gồm các website được xây dựng với mục đích điều hướng link juice từ nó đến những trang web mục tiêu. Bằng cách xây dựng những website từ những tên miền hết hạn có backlink chất lượng, và được đo bằng các chỉ số như DA, PA , CF or TF.

PBN có phải là một chiến lược SEO mũ đen?

Có lẽ mọi người đã nghe rất nhiều chuyên gia SEO nói về PBN và họ luôn cố gắng khẳng định với mọi người rằng PBN là một chiến lược SEO mũ trắng, nó rất an toàn vì có thể kiểm soát được link không bị gỡ bất chợt. Tuy nhiên đứng trên góc nhìn của em một thành viên ăn bám Google và trên chính hướng dẫn của Google thì những liên kết cố tình thao túng PR họ không khuyến khích, vi phạm nguyên tắc của họ.

Làm thế nào cài đặt một PBN
Làm thế nào cài đặt một PBN ( Ảnh : internet )
Ngoài ra Google cũng đang cố gắng trừng phạt tác vụ thủ công đối với những hệ thống PBN nhắm thao túng PR, mặc dù hệ thống tự động đã được thông báo rằng họ sẽ không phạt trực tiếp các website mà chỉ giảm chất lượng đối với các hệ thống spam hàng loạt.

Tại sao PBN lại được ưa chuộm thời điểm này ?

Thời điểm 2015 khi các hệ thống Forum VIP sinh ra bị sụp đổ, nhiều anh em hoang mang không thể tìm nổi tài nguyên, nên họ bắt đầu nghĩ đến việc làm chủ tài nguyên với hy vọng tăng hạng nhanh chóng.

Chính vì thế PBN được sinh ra với vai trò đảm bảo nguồn link, đầu tư ngắn hạn có chất lượng. Giúp các công ty quản lý được hệ thống riêng của mình tránh bị đối thủ đi soi và ăn cắp link.

Lịch sử tồn tại của PBN

PBN có một lịch sử thú vị. Được những người làm SEO ở nước ngoài sử dụng và biết đến từ năm 2005 và mạnh mẽ vào những năm 2010 - 2014 thời điểm mà Google cho các nhân viên tác vụ thủ công ẩn mình vào các group và hệ thống bán liên kết công khai để mua và dò dấu vết của các mạng lưới website tưởng chừng như xây dựng backlink đi vào ngõ cụt, chỉ có thể dựa vào forum.

Tháng 5. 2005 đã có rất nhiều người tìm đến PBN
Tháng 5. 2005 đã có rất nhiều người tìm đến PBN ( Ảnh : chụp trên Google trends )
Tuy nhiên, ngay sau đó, xu hướng sử dụng PBN tiếp tục tăng lên khi các công ty SEO nhận ra rằng Google khó có thể tìm được một mạng lưới blog cá nhân được xây dựng tốt, che giấu các dấu vết của mình và không bán bất kỳ liên kết nào.

Dân SEO Việt Nam sử dụng PBN từ khi nào ?

Ở Việt Nam có lẽ được thịnh hành nhất từ những năm 2015 khi cái bloger như Lâm nguyễn, Dany nguyễn,... chuyên gia MMO chia sẻ về những kiến thức xây PBN bắt đầu trào lưu người làm SEO quay lưng dần với diễn đàn VIP để sang xây dựng PBN, tuy vậy thời điểm này chỉ ảnh hưởng một số nhỏ với các anh em MMO là chính.

Ở các trung tâm SEO ít nhắc đến chi tiết, đa phần chỉ giới thiệu là các hệ thống vệ tinh, giúp quản lý được Anchortext và link an toàn hơn xây dựng trên nền tảng của người khác như Forum. Sau này đến thời điểm gần đây bên GTV SEO có nhắc nhiều hơn những kĩ thuật xây PBN thì các anh em SEO ở diễn đàn SEO mới bắt đầu thảo luận nhiều hơn.

Tại sao PBN không phải là Public Blog Network

Vào cuối năm 2014, Google deindex một loạt các PBN và sau sự kiện này, nhiều SEO đã quyết định không bao giờ sử dụng kỹ thuật này một lần nữa . Có rất nhiều suy đoán của các SEOer trên diễn đàn SEO về cách mà Google có thể tìm ra được như nội dung chất lượng kém, hay không có backlink tới PBN. Tuy nhiên thời điểm đó anh em team ăn bám Google được bỏ tiền đi mua những website bán link và lần mò theo các dấu về trùng lặp và xử đẹp nó.

Public Blog Networks - đây là những mạng do người khác sở hữu, nơi bạn có thể mua một liên kết. Vì mạng này là công cộng nên đơn giản nhất để nhân viên Google có thể kiểm tra là mua gói liên kết PBN, sau đó chỉ cần truy vấn các Backlink để theo dõi toàn bộ mạng điều này được tiết lộ bởi Matt Cutts vào tháng 12 năm 2013. Vây nên chính điều này khiến các SEOer phải lựa chọn lại chiến lược của họ.

Hình phạt của Google

Xây dựng một PBN mất rất nhiều tiền và công sức của anh em. Do đó, em nghĩ anh em chắc hẳn sẽ muốn hệ thống của mình được bền vững trong một thời gian dài. Dưới đây là những lý do tại sao PBN bị team tác vụ thủ công soi ra mà anh em nên chú ý tránh cho hệ thống của mình khỏi bị ăn hành.

Cách Google soi PBN

  • Bán liên kết trên PBN
  • Để link sitewide ( là liên kết thường nằm ở thanh bên, chân trang và xuất hiện ở tất cả các trang trên site )
  • Nội dung kém chất lượng ( spin content, nội dung mỏng ...)
  • Lưu trữ website trên cùng một địa chỉ IP
  • Có cùng thông tin đăng ký (WhoIs) cho nhiều tên miền
  • Sử dụng tên miền cũ có backlink xấu
  • Không có các liên kết nội bộ trong website
  • Sử dụng anchortext chính xác
Tút lách với team tác vụ thủ công

  • Đăng ký tên miền : anh em nên mua domain qua nhiều nhà đăng kí khác nhau. Ngoài ra anh em nên mua dịch vụ ẩn thông tin người dùng đối với tất cả các domain của mình, đâu đấy mất có 9$ thì phải. Em không khuyên anh em làm giả mạo thông tin tên miền, nhưng mà nếu tiếc tiền ẩn thông tin thì để tránh việc bị soi ra có lẽ làm như vậy để tránh thiệt hại là điều cần thiết.
  • Sử dụng Hosting : điều này em cũng có nói ngày xưa rằng, mỗi trang web nên sử dụng một địa chỉ IP khác nhau. Nếu địa chỉ IP được đại diện là AAA.BBB.CCC.DDD thì em khuyên anh em nên cố gắng khác Class A chứ đừng vì tiết kiệm mà lại sử dụng chiến thuật khác Class C như ngày xưa nữa, bởi vì anh em tiết kiệm một chút nếu lỡ mà có vấn đề thì đứng đường hết.
  • Nội dung : anh em nên có nội dung độc đáo và có giá trị trên mỗi trang web. Không nên sử dụng công cụ hay kĩ thuật spin nội dung. Phải thẳng thắn trong vấn đề này, anh em viết xong ném lên một mạng xã hội có các nhóm liên quan ngành nghề, mà có người vào đọc và comment thì nội dung đó là chất lượng, nếu không thì viết lại hoặc xoá đi. Hãy cố gắng viết đủ chất để giảm thiểu chi phí về số lượng bài.
  • Không nên có liên kết trên toàn trang : chỉ sử dụng các liên kết nằm trong văn bản theo ngữ cảnh. Hãy thử đo lường số click và tỉ lệ vào liên kết bạn đặt với addon page analytics. Sử dụng thủ pháp A/B test xem vị trí đặt và ngữ cảnh bạn đặt có phù hợp để người dùng truy cập vào link hay không.
  • Mỗi bài có tối đa 2 link out : một số trang cũng không nhất thiết phải có liên kết nào cả. Điều này được thực hiện để giữ hồ sơ liên kết tự nhiên hơn. Tất cả các liên kết đều phải cố gắng có click tự nhiên và nằm ở những bài có visit tốt ( vào analytics mục hành vi và chọ những trang chủ đề liên quan và visit cao để chèn link ) .
  • Đa dạng anchortext tới trang chính : hãy cố gắng sử dụng các tỉ lệ anchor thương hiệu nhiều hơn, giảm tập trung vào anchortext chính xác, tỉ lệ không có đúng sai. Hãy test để chọn ra kết quả tốt nhất bằng cách đo lường tỉ lệ click.
  • Tạo thông tin như một website đơn lẻ : là một website đơn lẻ không thể thiếu những trang như chính sách bảo mật, liên hệ, giới thiệu. Những trang này giúp các member team tác vụ thủ công nhanh chóng bỏ qua không check kĩ các bạn, vì họ rất bận và đó là dấu hiệu một trang đơn.
  • Sử dụng tên miên cùng ngành nghề : nếu bạn đã chọn được ngành nghề và nội dung viết thì hãy cố gắng chọn những tên miền hết hạn liên quan. Bởi em có nghe anh John Mueller nói rằng những tên miền hết hạn không cùng ngành nghề, khi xây dựng sau một khoảng thời gian sẽ bị reset chất lượng về 0 để chống lại những webmaster thao túng bảng xếp hạng.
  • Tuyệt đối không bán các liên kết trên PBN - và không chia sẻ thông tin với bất cứ ai về các tên miền mà mọi người sở hữu.
  • Nên tăng tương tác trên trang : những tương tác của người dùng như like, comment là những minh chứng về trang chất lượng cao với người dùng, các nhân viên tác vụ thủ công sẽ nhanh chóng bỏ qua kiểm tra trang web của mọi người khi nhìn thấy chúng.

Lập kế hoạch xây PBN

Trước khi mọi người bắt đầu xây dựng PBN của mình, trước tiên mọi người hãy dành chút thời gian để lên một lộ trình phát triển trước khi dựng nó. Để xây dựng được hệ thống PBN ngon lành tốn khá nhiều thời gian và công sức, tất nhiên cả tiền bạc. Vậy nên dành một chút thời gian để xây một bản kế hoạch đảm bảo mọi việc đều tốt đẹp.

Cần sử dụng bao nhiêu PBN để xếp hạng

Thật sự mà nói câu hỏi này được khá nhiều bạn thắc mắc, bởi họ nhìn vào kinh phí để xây PBN quá ư là tốn kém, khiến anh em cũng không khỏi chùn chân rằng liệu nó có thực sự chất lượng không.

File tính toán số backlink cần thiết
File tính toán số backlink cần thiết ( Ảnh : tienanhplus )
Tuy nhiên không có một câu trả lời cố định cho câu hỏi này,  bởi mọi thứ còn phụ thuộc vào độ cạnh tranh của từ khoá mục tiêu mà mọi người muốn xếp hạng. Em cũng có thử nghiệm một file của mấy bạn nước ngoài về tính toán số PBN cần thiết để xếp hạng. Anh em có thể comment email xuống dưới bài viết này để em gửi file tính toán cho nhé.

Kế hoạch chi phí xây một PBN

Để xây dựng một hệ thống PBN không phải là dễ dàng và chắc chắn không phải giá rẻ. Chính vì thế mọi người phải làm rõ những chi phí cho một PBN để đảm bảo thực thi không quá ngân sách công ty cho

Các khoản chi phí xây PBN bao gồm :
- Chi phí của tên miền.
- Chi phí hostin & IPs.
- Chi phí nội dung.
- Chi phí cho công cụ phụ trợ xây dựng backlink cho PBN.

Giá trị thực sự của PBN gần như hoàn toàn nằm ở tên miền của PBN và những backlink chất lượng trỏ về tên miền đó ( đại diện cho nó là các chỉ số như CF, TF,...) . Và đó chính là lý do mà khi đầu tư chi phí để mua một tên miền chất lượng đó là khoản chi phí lớn nhất.

Với kinh nghiệm đi mua tên miền của em qua những nhà môi giới tên miền thường rơi vào khoảng 50$ cho đến 400$, tại sao em lại dùng tiền đô ở đây mà không nói là Vietnam đồng, bởi vì đơn giản là em hay mua qua các sàn mô giới nước ngoài họ có thể tìm được nhiều tên miền chỉ số hịn hơn là mua tên miền cũ của các sàn đấu giá Việt Nam ( thề sàn đấu giá Việt hay chơi trò là thấy có đấu giá nhân viên vào Bid giá cùng và đẩy lên cao ngất ).

Còn nếu đây là lần đầu tiên anh em biết đến việc xây PBN thì em khuyên nhỏ là anh em có đi tìm tên miền và mua thì cũng chỉ nên xúc 1 con ko quá 50$ nghĩa là tương đương khoảng hơn 1tr2 một tí là được, chứ xúc con to quá, chưa có kinh nghiệm xây nó mà chết lăn quay ra đó thì cũng phí tiền.

Hosting là : vấn đề thứ 2, nhiều anh em quan tâm, thực tế e nói thẳng và thật rằng anh em hay tiếc phần này rất dở hơi, bỏ một mớ tiền ra nuôi PBN không phải là ít, thế mà chỉ vì tiếc con VPS đem đi dùng chung hết, hay mua những host SEO rẻ. Thế nên đến lúc bị trảm một loạt hàng trăm con, thiệt hại hàng trăm triệu mới nhận ra. Nên lời khuyên của em ở đây nên tìm những nhà cung cấp hosting nước ngoài uy tín và càng đa dạng càng tốt.

Chi phí của hosting tương đối là nhẹ nhàng nếu như anh em thanh toán hàng tháng, như em với 10 site để mà khác cả Class A thì em cũng chỉ mất giao động từ 26$ cho đến 40$ một tháng thôi. Với doanh nghiệp vừa và nhỏ và lĩnh vực ko cạnh tranh quá thì 10 site là cũng khá ổn rồi, nếu thích dùng nhiều thì cũng có thể chọn gói to hơn.

Nội dung là : phần được coi là tốn kém nhất khi xây PBN, vấn đề anh em nên nhớ ở đây không cần phải nhiều và chỉ cần chất là đủ. Chất ở đây không phải số lượng 500 hay 1000 words, đơn giản hãy hiểu chất lượng ở đây là chất với người dùng, nếu bạn ném bài viết của mình lên group liên quan, mà người dùng họ vào tương tác với bài viết đó thì được coi là chất lượng.

Vậy nên chỉ cần mọi người cho triển khai bài viết chất là được, với người chưa xây PBN bao giờ, em khuyên anh em chỉ cần order các bên bán content hoặc nhân viên của mình tối đa 40 bài là được ạ. Trong 40 bài đó anh em phải đo lường, và nghiên cứu, lựa chọn từ khoá dài và độ khó không quá cao để có thể tối ưu và tương tác của người dùng cũng có thể vào trang 1 được. Nên nhớ nội dung PBN sinh ra để kéo người dùng vào site chứ không phải sinh ra chỉ để đặt backlink thôi.

giá cả bài viết tiếng anh
Giá cho một bài tiếng anh 2000 - 3000 words cũng khá cao nhưng ít mà chất - ( Ảnh : tienanhplus.com )
Với những website nước ngoài thì anh em có thể xác định rõ ràng giá cả thông qua trang web bán content như : https://www.hirewriters.com . Anh em mới xây PBN bài mới ( new article ) thì cứ thử bài của General khoảng 28.2$ rồi đo lường thêm chất lượng của nó là cũng được rồi, chứ đừng bập phát mua ngay bài của Expert, vì nếu xây ko tốt chết PBN thì phí tiền lắm.

Chi phí cho công cụ phụ trợ xây dựng backlink cho PBN : phần này nhiều anh em bỏ qua nó, thực sự em thấy hơi tiếc. Bởi anh em cứ nghĩ xem, nếu một website bình thường của chúng ta phải xây dựng backlink thì mới có link juice trỏ về thông qua dòng chảy Page Rank làm đầy bình nước chất lượng.

Thì PBN cũng thế dựa vào chủ yếu backlink cũ trỏ về tên miền cũ, giai đoạn đầu thì ok, nhưng nếu để bền vững những backlink có thể gãy, những link out rút dần chất lượng đi, đương nhiên ta phải bù vào lượng nước mới thông qua các backlink mới cho PBN.

Chi phí mua bộ 3 tool cơ bản để bắn link nuôi PBN
Chi phí mua bộ 3 tool cơ bản để bắn link nuôi PBN ( Ảnh : tienanhplus.com )
Thường như em hay làm thì sau giai đoạn sau, e sẽ dùng GSA Search Engine Ranker để em bắn link cho nó, theo phương thức RSS nếu như em quá nhiều bài, điều này e chỉ cần tạo một chiến dịch. Chi phí bộ GSA thì cũng rơi vào khoảng 255$ hàng trọn đời, ngoài ra mua thêm 8$ cho 100 email, rồi cũng 20$ cho proxies hàng tháng và khoảng từ 10-38$/tháng cho một con VPS xịn xịn nữa là ổn.

Tổng hợp lại thì anh em chỉ cần nhớ những chi phí dưới đây là được ạ :

Chi phí để xây dựng 5 PBN chất lượng với người mới
Chi phí để xây dựng 5 PBN chất lượng với người mới ( Ảnh : tienanhplus.com )
- Chi phí thời điểm đầu cho 1 PBN = 50$ ( tên miền ) + 3,8$ ( 1 hosting ) + ( 28,2$ * 40 bài = 1128$ nội dung ) = 1181,8$ ( với site tiếng việt chi phí cho bài viết khoảng 10$/1 bài )

- Chi phí công cụ phụ trợ lần đầu = 255$ ( GSA ) + 8$ mail + 20$ Proxies + 38$ VPS = 321$ ( có thể ứng dụng cho nhiều site )

- Chi phí duy trì hàng tháng = 38$ ( duy trì hosting 10 con 1 gói ) + ( 28,2$ * 8 bài = 225,6$ nội dung ) + ( 20$ proxies + 38$ =58$ VPS công cụ phụ trợ ) = 321,6 $ ( tốn chủ yếu là chi phí viết bài )

Lưu ý : chi phí trên chỉ là một ví dụ của em, anh em có thể tối ưu hơn có thể chia sẻ cho em bổ sung dưới comment bài này nhé, để lại email để em share file tính chi phí trên nhé.

Cấu trúc mạng lưới PBN

Cấu trúc của mạng lưới PBN của mọi người sẽ phụ thuộc việc mọi người đang có mục tiêu là :

  • SEO chung bộ từ khoá về 1 ngành nghề
  • SEO nhiều bộ từ khoá với các ngành khác nhau
Về phần nếu hệ thống của mọi người về một ngành nghề chung thì nó quá đơn giản, mọi người chỉ cần xây hết về dùng một ngành đó, bằng cách nghiên cứu từ khoá dài trong Analytics kết nối với Google Search Console là ổn, còn lại tất cả điều hướng hết về trang chính cần SEO. Trường hợp này thường là người kinh doanh chuyên một mảng hay áp dụng.

Cấu trúc PBN cho nhiều ngành nghề
Cấu trúc PBN cho nhiều ngành nghề ( Ảnh : tienanhplus.com )
Nếu mọi người là một SEO Agency chuyên cung cấp giải pháp cho nhiều doanh nghiệp với nhiều ngành nghề và mục tiêu từ khoá khác nhau thì lại sử dụng cấu trúc mạng lưới PBN theo một cách khác. 

Mọi người hẳn sẽ thích hợp với một dạng PBN gần tương tự như Báo Chí, nó bao gồm tất cả các nhóm ngành nghề. Khi gặp một dự án nào đó mọi người có thể điều hướng link trong bài đã có traffic, có backlink, có link nội bộ trỏ về nó, điều này được thể hiện thông qua việc đo lường.

Kế hoạch xây dựng link cho link cần SEO

Với nhiều anh em gần như không có kế hoạch cho việc xây link này thực sự họ chỉ nghĩa rằng, à ừ viết bài ra đó rồi sau này cứ chèn link vào là được. Chứ cũng không có kế hoạch gì để chuẩn bị trước cho việc sử dụng PBN sao cho hợp lý cả. Vậy nên e sẽ đặt những câu hỏi ở dưới đây ( và có gợi ý góc nhìn vấn đề ) để anh em có thể tự trả lời được trước khi khai thác PBN :

- Bao lâu được chèn link : câu hỏi này có lẽ nhiều anh em hay hỏi nhất, ờ bao lâu chèn link được. Có phải sau khi được index không, hay sau 30 - 40 ngày. Thực tế em cũng không có câu trả lời chính xác, bởi theo góc nhìn của em, link chất lượng khi mà chèn được ở bài viết có tương tác, và những link đó được người dùng ở bài viết PBN click vào nó đi đến trang cần SEO ( và họ sinh ra tương tác ở trang cần SEO ), thì đó được coi là link chất lượng. Vậy với em khi bài viết bắt đầu có traffic là thời điểm chèn link hợp lý.

- Tỉ lệ anchortext như thế nào hợp lý : câu hỏi này thực sự khiến anh em làm SEO luôn nhức đầu, bởi họ không có điều gì chắc chắn với tỉ lệ nào hợp lý. Mỗi từ khoá, mỗi ngành đều có độ cạnh tranh khác nhau và không có một tỉ lệ nào là tỉ lệ vàng cả.

Trừ khi bạn top 1 -> 3 ok đó là tỉ lệ hợp lý đáng được thử nghiệm. Và chính vì thế em cũng có hóng được nước ngoài họ phát triển một cái tool mà chỉ cần lấy list backlink của đối thủ trong Ahrefs rồi upload lên là hệ thống sẽ tự phân tích dữ liệu và đưa ra tỉ lệ anchortext của từng đối thủ của mọi người.

Công cụ nghiên cứu và đưa ra tỉ lệ loại anchor của đối thủ
Công cụ nghiên cứu và đưa ra tỉ lệ loại anchor của đối thủ ( Ảnh : tienanhplus.com )
Ngoài ra trong giai đoạn tool đang được beta test thì anh em cũng có thể tham khảo tỉ lệ anchor mà em đã nghiên cứu qua nhiều dự án top được phân tích và đúc kết lại ạ.

Kế hoạch phân chia tỉ lệ anchor về site chính
Kế hoạch phân chia tỉ lệ anchor về site chính ( Ảnh : tienanhplus.com )
Với hình trên anh em chỉ cần chú ý rằng em chỉ cần thay số backlink của đối thủ vào công thức sẽ tự động tính số link cần đặt tương ứng với loại anchor, và loại anchor ở đây thì em fix tỉ lệ % nhé. Anh em có thể để lại email ở dưới email để em gửi file tham khảo ạ.

- Đo lường link chèn trên PBN

Cái đo lường link chèn trên PBN bản thân e hồi trước cũng chẳng bao giờ đo luôn, kiểu là ừ chèn link đó lên rồi biết thế khi nào key lên top chứng tỏ link chất lượng, mà e chả bao giờ nghĩ tại sao nó lên, hay chất lượng có đo được không.

Vào phần hành vi trong analytics, rồi nội dung trang chọn nguồn
Vào phần hành vi trong analytics, rồi nội dung trang chọn nguồn ( Ảnh : tienanhplus.com )
Sau này thì em vẫn đang tìm cách đo lường sâu hơn về chất lượng, tuy nhiên em chọn phương thức đo lường chủ yếu rằng xem nguồn traffic giới thiệu của link SEO, nếu có traffic từ PBN của em thì xem chi tiết tỉ lệ thoát trang và time onpage.

Phần này đơn giản là em sẽ đo lường để test xem vị trí, ngữ cảnh đặt link, hay màu sắc link có tối ưu nhất cho tỉ lệ click chưa, nếu traffic tăng lên chứng tỏ rằng có hiệu quả tối ưu. Còn không đương nhiên phải thay đổi rồi. Đừng lo việc thay đổi sẽ rớt hạng nhé anh em, bởi anh em càng làm nhiều visit qua backlink thì nó sẽ chỉ tốt hơn thôi, link đó có bị gãy đi đâu mà sợ.

Quản lý PBN

Để mà quản lý được hệ thống PBN của mình anh em chỉ cần đơn giản quản lý những phần sau đây :

- Nhân sự :
  • Danh sách nhân sự : tên nhân sự, thông tin skype, email, ngày bắt đầu, ngày kết thúc.
  • Quản trị từ khoá : Nhân sự, URL mục tiêu, từ khoá cần chèn, URL bài viết chèn link trên PBN, ngày chèn link.
- Danh sách PBN : 
  • Domain
  • Loại PBN
  • Niche
  • Chỉ số TF
  • Chỉ số DA
  • Chỉ số UR
  • Chỉ số DR
  • Số Index
  • Địa chỉ IPs
  • Tổng số bài viết
  • Số bài viết đã public
  • Số Backlink tới PBN
- Quản lý bài viết :
  • Nhân sự
  • URL mục tiêu
  • Từ khoá viết bài
  • Tiêu đề bài viết
  • Số word của bài
  • Ngày viết
  • Hành động : Public or Private
- Nhiệm vụ ( task ) :
  • Loại task
  • Mô tả nhiệm vụ
  • Nhân sự
  • Ngày bắt đầu
  • Hạn chót
- Quản lý tài nguyên :
  • Hosting : Gói host, Giá mua, Ngày mua, Ngày hết hạn, URL Login, User name, Passwords, Email.
  • Admin : URL Login, Nhân sự, User name, Password, Email nhân sự.
Trên đây là những phần anh em cần phải quản lý được, anh em có thể tạo file excel hoặc sử dụng công cụ https://seo-gamechanger.com hoặc seobeginner.com chuyên để quản lý PBN, các công cụ này miễn phí nên anh em cứ sử dụng thoải mái. 

Công cụ quản lý PBN miễn phí cho anh em SEO
Công cụ quản lý PBN miễn phí cho anh em SEO ( Ảnh : tienanhplus.com )
Tuy nhiên anh em nhớ, vẫn còn một phần đó là người quản lý cần phải đưa ra lộ trình thực hiện rõ ràng, và phải phân việc ( chia nhỏ mục tiêu ) đúng người, và ngoài ra phải đào tạo cho nhân sự của mình sử dụng công cụ quản lý và thực thi nhiệm vụ tốt thì công việc quản lý mới đảm bảo ạ.

Mua tên miền cho PBN

Nhiều anh em trên thế giới nói rằng trong PBN khâu chọn tên miền quyết định 100% đến sức mạnh của PBN, câu này thì em không đồng ý lắm em nghĩ rằng nó chỉ 80% thôi, nhưng cũng không thể phủ nhận được yếu tố làm đến thành công của PBN là tên miền, vậy mọi người cần chú ý gì để chiếm được 80% tỉ lệ thành công kia :

Mua tên miền cần chú ý gì ?

  • Không nên mua những tên miền có link cùng nơi với site chính
  • Không nên mua tên miền quá nhiều backlink nhưng lại ít ref domain ( check ahrefs )
  • Không nên mua tên miền có lịch sử là những trang web xấu ( web.archive.org kiểm tra )
  • Không nên mua tên miền quá cũ
  • Không nên mua tên miền bị cấm adsense ( dùng ctrlq.org/sandbox để kiểm tra)
  • Nên mua tên miền cùng chủ đề
  • Nên mua tên miền có chỉ số CF > 15, TF > 10 hoặc DA, PA > 20.
  • Nên mua tên miền có backlink từ trang có DR, UR cao ( check lịch sử backlink tên miền )
  • Nên sử dụng thông tin khác nhau khi đăng kí tên miền hoặc sử dụng ẩn danh
  • Nên sử dụng nhiều email khác nhau khi đăng kí tên miền
  • Nên mua tên miền vào những ngày khác nhau.
Ngoài ra : nếu anh em mua tên miền từ một cuộc đấu giá tìm qua domcop.com check mà không thấy index thì nguy cơ là nó bị phạt rồi. Tuy nhiên nếu anh em mua tên miền ở những nơi gợi ý tên miền bị xoá rồi hoặc hết hạn thì cách check index này không hiệu quả vì mất index là bình thường.

Cú pháp tìm kiếm nâng cao kiểm tra domain
Cú pháp tìm kiếm nâng cao kiểm tra domain ( Ảnh: tienanhplus.com )
Cách dễ dàng để anh em kiểm tra tên miền đó còn index hay không chỉ cần sử dụng cú pháp tìm kiếm nâng cao đơn giản  " site:domain.com " trên hộp search của Google, nếu không có đường dẫn nào hiển thị thì chúc mừng mọi người đã không mua nhầm một tên miền đã bị phạt từ cuộc đấu giá.

Nơi mua tên miền

Có nhiều cách để mua một tên miền cũ, hết hạn có chất lượng, tuy nhiên thì em chủ yếu dùng 2 cách quen thuộc :

Trang trên một là trang mua qua 1 sàn môi giới tên miền, mọi người sẽ phải trả một khoản phí cho sàn này để hiển thị các tên miền phù hợp với chỉ số mọi người lựa chọn, chi phí rẻ nhất là 5$ đắt thì cũng phải rơi vào 5000$ cho một tên miền.

Sau đó thì mọi người chỉ cần đem thông tin được hiển thị và mua qua các nhà cung cấp tên miền như godaddy chẳng hạn.
Trang này là một sàn kiếm tìm các tên miền đang được đấu giá, anh em phải trả phí để truy cập vào nó, tuy nhiên khoản phí khá nhẹ nhàng nếu anh em truy cập group mua chung tài khoản. 

Đấu giá tên miền thông qua domcop ( Ảnh : tienanhplus.com )
Các tên miền tìm thấy ở đây moi người sẽ phải lên các trang như Godaddy để đấu giá, tuỳ vào chất lượng tên miền sẽ có giá khởi điểm ở đó cao hay thấp ( ô màu đỏ trên hình là giá khởi điểm ). Nói chung cũng hên xui để được tên miền ngon, nhưng giao diện dễ dàng sử dụng với người không quá giỏi công nghệ là một ưu điểm với trang này.

Kiểm tra chất lượng domain

Nhiều anh em bị choáng ngợp trước các thông tin tên miền, và không biết phải kiểm tra những chỉ số nào cho hợp lý như DR, DA, TF, Moz Rank or SEMrush Rank….

Ok, mấy cái số liệu em nói ở phần chú ý ở trên thì được rồi nó rút ngắn thời gian cho mọi người đỡ mất công tìm hàng nghìn thậm chí hàng triệu domain. Tuy nhiên ở đây mọi người phải làm thủ công phần kiểm tra backlink của tên miền trước khi mua nó, phần này tool chỉ 1 phần show ra backlink thôi, còn tốt hay ko phải kiểm tra thủ công.

Ngoài ra có một mẹo cho anh em, để có thể xác định tên miền spam bằng cách sử dụng hai thông số CF & TF bằng cách chia tỷ lệ TF / CF càng gần 1 càng tốt (và nếu có thể hãy cao hơn), những quả tên miền nào mà tỉ lệ TF / CF < 0.8 thì mọi người nên tránh xa chúng bởi đa số backlink là spam.

Hosting cho PBN

Hosting không hẳn là thành phần giúp tăng hiệu quả cho PBN nhưng nó lại là thành phần giúp PBN của mọi người không lăn quay ra chết, mà chính bởi những lý do không lựa chọn hướng cho đúng nên nhiều hệ thống lăn quay ra chết bởi vì thế.

Mua hosting cần chú ý gì

  • Không nên dùng chung các site PBN vào VPS
  • Không nên sử dụng Cloudflare ( vì google thừa sức kiểm tra, ae thích thì dùng http://crimeflare.net để xem IP thực )
  • Nên dùng hosting chuyên dụng như
  • Nên đa dạng nơi đặt máy chủ
  • Nên đa dạng dải IP khác Class A càng tốt ( IP : AA.BB.CC.DD )
  • Nên chọn host cài đặt được nhiều nền tảng WordPress, joomla...
  • Nên chọn host tốc độ không quá chậm
  • Nên chọn host cho phép tuỳ chỉnh được giao diện ( không sử dụng giao diện mặc định )
Nơi mua hosting

  • https://gopbn.com
  • https://easyblognetworks.com
  • bulkbuyhosting.com
Có nên sử dụng Google Analytics và Google Search Console

Nhiều anh em hay nói về Google Analytic hay Google Search Console là gián điệp của Google, trên thực tế chưa có nhiều bằng chứng để chứng minh, tuy nhiên thì lời khuyên của em là vẫn nên cài. Bởi vì mục đích phát triển PBN như một trang web tự nhiên không thao túng.

Vậy nên anh em cứ cài Google Analytics và Google Search Console, tuy nhiên là đừng sử dụng cùng một email. Hãy chia nhỏ nó ra từng Email và thông tin email phải khác nhau.

Chiến lược nội dung

Phần còn lại của chiến lược xây dựng PBN là nội dung khiến người dùng truy cập PBN. Để chiến thắng 20% còn lại của chiến lược PBN mọi người nên xem chi tiết những hướng dẫn dưới đây :

Nghiên cứu từ khoá


Nhiều người hỏi em :" Em ơi, có cần nghiên cứu từ khoá trước khi viết bài trên PBN không ".

Em cười và bảo :" Mục tiêu của anh khi post bài lên PBN là gì ? để đặt link thội ạ ".

Nhìn lại một chút rằng chỉ tiêu của backlink chất lượng một phần bao gồm những backlink nằm trên những bài viết có nhiều traffic. Bởi khi có traffic thì backlink nằm trên bài viết đó ít nhất sẽ có tỉ lệ click. Và điều này giúp ích cho việc xếp hạng cho trang chính.

Vậy nghiên cứu từ khoá như thế nào cho hợp lý ?

Em thì đơn giản làm theo mấy cách sau thôi ạ.

Cách 1 : Nghiên cứu từ khoá theo trends
B1 : vào Google trends xem xu hướng, lấy một từ khoá hot
B2 : vào buzzsumo gõ từ khoá hot vào đó để lấy ý tưởng bài viết.

Với các PBN dạng tin tức thì áp dụng chiến lược này rất tốt
Với các PBN dạng tin tức thì áp dụng chiến lược này rất tốt ( Ảnh : tienanhplus.com )

Cách 2
: Nghiên cứu từ khoá đi trước trends
B1 : sử dụng keywords io hoăc Long Tail Pro hoặc KWFinder để nghiên cứu
B2 : sử dụng cấu trúc nghiên cứu : " Best + [danh mục trên aliexpress] + [201] "

Chọn từ khoá năm tiếp theo vì hiện tại rất ít người cạnh tranh dễ top
Chọn từ khoá năm tiếp theo vì hiện tại rất ít người cạnh tranh dễ top ( Ảnh : tienanhplus.com )
Cách 3 : Nghiên cứu từ khoá với Google Analytics + Google Search Console của site chính.
B1 : kết nối Google Analytics + Google Search Console
B2 : truy cập Google Analytics : Chuyển đổi => Search Console => truy vấn => chọn phạm vi ngày xem dữ liệu.
B3 : tải file dữ liệu trong 90 ngày & chọn các từ khoá thông tin hay hỏi đáp để viết.

Kết nối dữ liệu vượt trần 999 từ khoá trong GSC
Kết nối dữ liệu vượt trần 999 từ khoá trong GSC ( Ảnh : tienanhplus.com )
Trên đây có 3 cách em hay lấy từ khoá ý tưởng để viết bài trên PBN, anh em nên sử dụng các bài viết unique trên đó vừa kích thích khách hàng tò mò về thông tin sâu hơn, đôi khi có thể bán hàng được trên đó.

Nội dung chất lượng.

Nội dung cho PBN không phải chỉ để đặt link mà còn là nội dung mang tính chất thu hút người dùng tương tác sinh ra những tác động tích cực nên nơi đặt link và tác động vào backlink. Vì thế mà để PBN có các bài viết chất lượng mà không phải đi thuê người quản lý phải làm tốt 2 việc dưới đây :

P1. Quy trình làm việc team content.

Dựa trên năng lực cụ thể hoá công việc của leader, để giảm thời gian phải sửa lỗi bài viết của thành viên, nên mỗi người sẽ có một quy trình khác nhau, em sẽ gợi ý quy trình của mình áp dụng anh em có thể tham khảo nhé.

  1. Cả ngày Thứ 6 : lựa chọn từ khoá, ý tưởng và lên outline bài viết.
  2. Sáng Thứ 7 : Họp team chốt ý tưởng và outline & nhắc lại vấn đề cần tránh.
  3. Chiều Thứ 7 : leader gửi email cho Manager về chủ đề viết tuần tới
  4. Viết bài.
  5. Đăng bài để chế độ draft.
  6. Leader kiểm tra lỗi hàng ngày.
  7. Sửa bài & Hẹn lịch public

Phần này anh em cần linh động nhé, bởi nhiều bên thì họ chỉ cần leader nghiên cứu từ khoá, sau đó giao từ khoá cho nhân viên viết bài là xong. Chia nhóm duyệt chéo bài của nhau, đưa ra các checklist đánh giá điểm bài viết.

P2. Các bước để hoàn thành 1 bài viết.

Để hoàn thành 1 bài viết, trước nhất bạn leader phải xác định rõ loại bài viết và từ khoá viết bài cho các bạn nhân viên. Để các bạn ấy có thể xác định được mình phải đầu tư bao nhiêu thời gian cho bài viết không bị fail KPI.

Phân loại content với nhóm mục tiêu nhất định ( Beginner, advanced, expert )
Sau khi xác định được từ khoá các bạn writer cần phải trải qua các bước sau :

  • Nhận từ khoá
  • Nghiên cứu
  • Lên dàn ý ( outline ) xác định các tiêu đề phụ
  • Tìm trên Google các ý tưởng viết tiêu đề phụ
  • Lựa chọn nội dung phù hợp giải quyết vấn đề tiêu đề phụ đặt ra.
  • Tìm và lựa chọn ảnh phù hợp.
  • Copy vào file word nội dung vừa tìm.
  • Xác định số lần lặp lại của từ khoá chính tương ứng với density keyword 3-5%
  • Chia đều mỗi đoạn văn bao nhiêu lần lặp lại từ khoá. 
  • Viết bài ( kết nối nội dung, và viết những đoạn văn đã tìm theo ý tưởng của mình ).
  • Tối ưu lại tiêu đề, Sapo, kết bài, call to action.
  • Onpage lại bài viết trong admin.
  • Xem trước kết quả.
  • Sửa nếu chưa được duyệt.
Nói đến đây hẳn anh em cũng hiểu rằng một bài viết đối với em là không hề đơn giản, nên đừng cãi với em là 500 - 700 word vẫn top hay cái gì cả, em đã từng phải từ chối vì các bạn nhân viên " cảm thấy " không đáp ứng nổi yêu cầu em đưa ra khi nhìn kế hoạch của mình. Em nói thẳng ngay nhìn KPI mà đã nản thì đừng làm nữa, ăn suốt ngày đi spam có vẻ hợp lý hơn với các bạn ấy.

Đo lường chất lượng nội dung.

Đa số bài viết của anh em, đều nghĩ rằng ừ mình viết vậy là hay rồi mình viết vậy là chuẩn SEO rồi, như em thì em thường cho nhân viên của mình những checklist yêu cầu về nội dung trước tiên.

Checklist yêu cầu Onpage về nội dung ( Ảnh : tienanhplus.com )
Với em bài viết không thể xác định chất và hay khi mới public được, như thế là không khách quan. Chính vì chỉ tin và số liệu khách quan của người dùng phản hồi lại.

Nên em chỉ dựa vào số liệu dưới đây :

  • Lượt truy cập : bài viết đặt link về site chính mà không có view thì vứt đi.
  • Time on page : đừng nghĩ về time onsite, đây là việc của page.
  • Lượt Like : người dùng thích thật sự mới like.
  • Bình luận trên site : em luôn đánh giá cao chỉ số này. Thực sự hữu ích & tin tưởng về người viết họ mới bình luận bài viết.
  • Returning visitor từ nguồn Direct : có bao giờ mọi người thấy 1 bài dài và hay, nhưng bận quá chưa kịp xem, bookmark trên trình duyệt, rồi lúc khác quay lại click vào xem trực tiếp link trên bookmark của mình chưa.
  • Số click vào link nội bộ : em luôn tin là nội dung điều hướng tốt, thì link nội bộ sẽ được hưởng lợi từ nó.
Em dựa vào những số liệu kia xác định bài viết nào chất lượng, nhiều lúc dựa vào vài case study test của mình e đánh giá tỉ lệ, ví dụ như em có làm bài kế hoạch SEO chi tiết, em thấy mình được hơn 10.000 lượt xem, sinh ra 1k1 like và được khoảng 112 bình luận thời điểm quảng bá liên kết lên mạng xã hội.

⇒ Bài viết hay về nội dung : trong SEO nội dung như thế nào là chất lượng.

Lưu ý mọi người. Tỉ lệ này em đưa ra để làm mục tiêu ước chừng để đem quảng bá và đánh giá chất lượng thôi, nếu thiếu thì có thể quảng bá thêm hoặc là do bài mình chưa chất nên đo lường lại bằng hotjar ( hotjar quay lại hành vi người dùng trên page mà ) và bổ sung, tối ưu thêm.


Chiến lược link với PBN

Sau khi thực hiện lưu trữ và phát triển website, mọi người cũng giống như em hẳn là muốn khai thác nó đúng không ạ, tuy nhiên ở đây em sẽ nói thêm một điều nữa là em sẽ nuôi béo PBN mình để việc khai thác hiệu quả hơn là suốt ngày hút máu em nó.

Link từ PBN đến site chính.

  • Liên kết nằm trong bài viết.
  • Chủ đề bài viết đặt liên kết phải liên quan đến site chính.
  • Bài viết đặt liên kết phải có traffic
  • Bài viết đặt liên kết phải có PA cao.
  • Bài viết đặt liên kết phải có backlink trỏ tới.
  • Bài viết đặt liên kết phải có bình luận.
  • Liên kết đặt trên PBN phải có click ( thử nghiệm màu sắc liên kết, vị trí, ngữ cảnh ).
  • Bài viết đặt liên kết phải có internal link từ bài khác trỏ tới nó.
Xây dựng backlink cho PBN

Khi anh em đã xây dựng PBN và khai thác nó, tựa như 1 cốc nước vậy, chúng ta cứ uống mãi nước qua ống hút là link juice thì nó sẽ dần vơi đi mà thôi. Khi mà cốc nước kia với thì giá trị nó giảm dần, cũng giống như việc anh em thường hay nhắc là tìm nguồn link ít link out.

Chính vì cốc nước PBN đang giảm dần theo năm tháng, chúng ta phải bổ sung lượng nước đó từ các nguồn khác đổ về. Đương nhiên việc chúng ta nghĩ đầu tiên là xây dựng backlink cho nó để bổ sung nước. Nhưng bơm nước vào đâu, toàn trang, hay từng bài viết, bơm nước bằng link theo từ khoá, hay full URL.

Theo góc nhìn của em, chúng ta đã đặt link về trang chính theo từng bài. Thì nên bơm link theo từng bài viết, nghĩa là xây dựng backlink theo từng bài viết một trong PBN của mình để chất lượng lên đều toàn site.

Bắn link vào tùng bài viết theo RSS của GSA ( Ảnh : tienanhplus.com )
Em thì em hay sử dụng GSA, và bắn theo RSS. Đơn giản là để bắn đều cho tất cả bài viết trong PBN của mình, bởi có 50 site, mỗi site 20 bài viết cày tay từng bài có mà chết mệt. Và thứ nữa em sẽ bắn dạng full URL, bởi đơn giản em chỉ cần dòng chảy Page Rank nó chảy theo link juice gì đó nó về tới PBN của em thôi, chứ e ko nghĩ đến anchortext với chả từ khoá lúc này.

Gặp tác vụ thủ công cần chú ý gì ?

Các loại hành động dễ gặp tác vụ thủ công


  • Mua bán liên kết
  • Nội dung chất lượng kém ( trùng lặp toàn phần , spin content )
  • Hosting có cùng một địa chỉ IPs
  • Có cùng thông tin đăng ký (WhoIs) cho nhiều tên miền
  • Chặn bot trong robot.txt
  • Sử dụng tên miền xấu ( bị phạt, có backlink xấu trỏ về )
  • Không có outbound link tới trang uy tín ( link out về wiki,...)
  • Backlink xấu trỏ về PBN
Cách gỡ tác vụ thủ công

Nội dung với site chính thường các anh em đầu tư chất lượng cao, nên đa số hình phạt tác vụ thủ công xảy ra với các site hiện tại là về liên kết bất thường, nguỵ tạo. Vậy nên em sẽ hướng dẫn các bước xử lý loại tác vụ này.

  • Bước 1 : Xác định loại hình phạt : truy cập Google Search Console => Lưu lượng truy cập tìm kiếm => Tác vụ thủ công.
  • Bước 2 : Lọc lấy tất cả các domain trỏ tới trang web của bạn : Google Search Console => Các liên kết tới trang web của bạn.
  • Bước 3 : Cố gắng gửi email yêu cầu chủ site ở link, không được thì thôi.
  • Bước 4 : Tạo file disavow, từ chối tất cả domain hiển thị trong Google Search Console, kèm theo nội dung thông báo với Google trong file là đã nỗ lực gỡ liên kết xấu rồi, bất đắc dĩ mới dùng đến từ chối liên kết.
  • Bước 5 : Yêu cầu trợ giúp từ Google : Google Search Console => Trợ giúp => Gửi phản hồi
  • Bước 6 : Gửi kháng cáo.

Thường, sau khi em xử lý như trên thì sẽ được gỡ từ 1-> 6 ngày là tối đa đối với 1 website, nếu kháng cáo liên tục với nhiều site thì sẽ gây chậm trễ kéo đến 12-18 ngày vì anh em bên team này phải xét duyệt thủ công mà ( xem case study gỡ phạt ở đây nè ).

Câu hỏi thường gặp ?

Hỏi : anh ơi, em đặt link ở chân trang trên PBN có được không, đặt từng bài mất thời gian quá

Trả lời : không, bởi vì với tư duy của em là quảng bá liên kết. Chứ không phải là xây dựng liên kết, liên kết trả về website chính phải được người dùng click vào, không thì phế vật. Liên kết từ chân trang thì làm gì có click, nó thuộc thể loại liên kết bất thường, nguỵ tạo dễ ăn phạt.

Hỏi : em có nhất thiết phải làm link nội bộ cho PBN không, em nuôi 100 site cơ, làm mất thời gian lắm ?

Trả lời : đương nhiên là có, bởi khi check phạt PBN có phải là site rác không. Anh em team tác vụ có coi việc làm liên kết nội bộ là tín hiệu của một website được chăm sóc chất lượng cho người dùng.

Hỏi : em mua PBN từ các bên dịch vụ PBN được không anh, anh có biết ai bán uy tín không ạ ?

Trả lời : được em, nếu bên đó xây dựng PBN xử lý được các vấn đề trên. PBN đó có visit về từng bài không, liên quan chủ đề không, trên bài viết có comment không. Liên kết nội bộ có click không, ... Bên bán uy tín thì anh cũng không rõ vì chưa mua bao giờ, nhưng ku Anh Việt bên GTV SEO bán thì phải, anh em có thể hỏi em ấy nhé.

Tham khảo các bài viết nâng cao khác của nước ngoài nhé :

Thôi dài quá rồi, em viết mãi mới xong, em chốt là bài này theo góc nhìn và kinh nghiệm của em về PBN thôi nhé, không bàn đúng sai ở đây nhé. Anh em nào có góc nhìn nào mới, hay có góp ý cho em thì comment ngay dưới blog nhé, ah lấy mấy cái file mẫu ở trên thì comment xuống bo dưới ạ. Em cám ơn ạ.